Bài ôn tập trong kì nghỉ- tháng 3-lớp 5.năm học 2019-2020

 

           BÀI ÔN TẬP  TRONG KÌ NGHỈ – THÁNG 3-  LỚP 5B( năm học 2019-2020)

MÔN TIẾNG VIỆT

ĐỀ 1:

MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO

Mùa đông đã về thực sự rồi.

Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra còn là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.

Theo Ma Văn Kháng

Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm:

Câu 1. Điều gì đã “gieo những đợt mưa bụi” xuống những mái lá chít bạc trắng ?

  1. a) Mùa đông về.
  2. b) Con suối thu mình lại.
  3. c) Mây từ trên núi trườn xuống.

Câu 2. Trong bài văn, những sự vật nào được nhân hóa?

  1. hoa cải hương, con suối.
  2. con suối, cây cau.
  3. cây cau, mái nhà.

Câu 3. Trong câu “Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.”, từ “thu mình” có thể hiểu như thế nào?

  1. a) Mùa đông, con suối co mình lại vì rét.
  2. b) Mùa đông, con suối đã cạn nước.
  3. c) Mùa đông, con suối trở nên khiêm tốn.

Câu 4. Trong câu “Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.”, từ “chúng” chỉ gì?

  1. a) hàng cau
  2. b) đuôi én
  3. c) tàu lá

Câu 5. Đoạn văn tả cảnh gì?

  1. a) Cảnh giao mùa từ thu sang đông.
  2. b) Cảnh mùa đông ở làng Dạ.
  3. c) Cảnh đẹp ở miền núi.

Câu 6. Dòng đều có từ ngữ chứa từ có nghĩa chuyển là:

  1. a) Nhổ răng, răng cưa
  2. b) Lưỡi liềm, lưỡi cày
  3. c) Mũi dao, ngạt mũi

Câu 7. Dòng đều chứa các từ chứa tiếng hữu nghĩa là có:

  1. a) Chiến hữu, thân hữu, bằng hữu
  2. b) hữu ích, hữu hiệu, hữu tình
  3. c) bạn hữu, hữu ích, bằng hữu

Câu 8. Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?

  1. a) Đó là một từ nhiều nghĩa
  2. b) Đó là hai từ đồng nghĩa
  3. c) Đó là hai từ đồng âm

Câu 9: Từ “ Nhà” trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)

  1. a) Nhà tôi có ba người.
  2. b) Nhà tôi vừa mới qua đời.
  3. c) Nhà tôi ở gần trường.

Câu 10. Trật tự các vế câu trong câu ghép: “ Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào?

  1. a) Kết quả – nguyên nhân
  2. b) Nguyên nhân – kết quả
  3. c) Điều kiện – kết quả

 

ĐỀ 2:                                   CÔ CHẤM

Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.

Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng, dù người ấy nhìn lại mình, dù người ấy là con trai. Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế. Bình điểm ở tổ, ai làm hơn, làm kém, người khác đắn đo, quanh quanh mãi chưa dám nói ra, Chấm nói ngay cho mà xem, nói thẳng băng và còn nói đáng mấy điểm nữa. Đối với mình cũng vậy, Chấm có hôm dám nhận hơn người khác bốn năm điểm. Được cái thẳng như thế nhưng không ai giận, vì người ta biết trong bụng Chấm không có gì độc địa bao giờ.

Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống. Chấm ăn rất khỏe, không có thức ăn cũng được. Những bữa Chấm về muộn, bà Am thương con làm nhiều, để phần dư thức ăn, chấm cũng chỉ ăn như thường, còn bao nhiêu để cuối bữa ăn vã. Chấm hay làm thực sự, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt làm sao ấy. Tết Nguyên đán, Chấm ra đồng từ sớm mồng hai, dẫu có bắt ở nhà cũng không được.

Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.

Nhưng cô con gái có bề ngoài rắn rỏi là thế lại là người hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Có bữa đi xem phim, những cảnh ngộ trong phim làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ấy ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt.

(Đào Vũ)

Chọn ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây rồi viết vào bài làm

Câu 1. Tác giả chọn tả những nét ngoại hình nào của cô Chấm?

  1. Đôi mắt, cách ăn mặc.
  2. Đôi mắt, dáng dấp.
  3. Đôi mắt, gương mặt, cách ăn mặc.

Câu 2. Chấm không đẹp nhưng ai đã gặp Chấm thì không thể lẫn lộn với một người nào khác. Vì:

  1. Chấm có những nét ngoại hình rất đẹp.
  2. Chấm có những nét ngoại hình rất lạ.
  3. Chấm có những nét tính cách rất riêng.

Câu 3. Cô Chấm được tác giả so sánh với những hình ảnh nào?

  1. Cây xương rồng
  2. Cây xương rồng, hòn đất.
  3. Cây xương rồng, hòn đất, nắng mưa.

Câu 4. Những từ ngữ nào nói lên tính cách của cô Chấm?

  1. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, kiêu căng
  2. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, bướng bỉnh
  3. Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm

Câu 5. Nội dung bài văn là:

  1. Miêu tả tính cách của cô Chấm – một cô gái nông thôn với đức tính trung thực, chăm chỉ, giản dị, mộc mạc và tình cảm.
  2. Miêu tả hình dáng bên ngoài của cô Chấm.
  3. Miêu tả hoạt động của cô Chấm.

Câu 6. Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển:

  1. Thức ăn phải được nấu chín.
  2. Một điều nhịn chínđiều lành.
  3. Suy nghĩ cho chínrồi hãy nói.

Câu 7. Từ “kỉ niệm” trong câu: “Những kỉ niệm thời thơ ấu tôi không bao giờ quên.” là:

  1. Danh từ.
  2. Động từ.
  3. Tính từ.

Câu 8. Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ bền chắc:

  1. bền chí, bền vững.
  2. bền vững, bền chặt.
  3. bền bỉ, bền vững.

Câu 9. Dòng nào dưới đây các từ in nghiêng không phải từ đồng âm:

  1. Cánhrừng gỗ quý/ Cánh cửa hé mở.
  2. Hạt đỗnảy mầm/ Xe đỗdọc đường.
  3. Một giấc đẹp/ Rừng sai quả.

Câu 10. Chủ ngữ trong câu ghép: “Cha của ông không rõ tên, mẹ là người họ Phạm.”

  1. Cha/ mẹ.
  2. Cha của ông/ mẹ là người.
  3. Cha của ông/ mẹ.                                                                                                 ĐỀ 3:

Bài 1. Dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo” có tác dụng gì?

  1. Ngăn cách các vế câu.
  2. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
  3. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Bài 2. Từ “Chảy” trong câu “Ánh nắng chảy đầy vai” được hiểu theo nghĩa nào?

  1. Nghĩa chuyển.
  2. Nghĩa gốc

Bài 3 . Từ “qua” trong câu “chúng em qua ngôi nhà xây dở” thuộc từ loại nào?

A Quan hệ từ.

  1. Danh từ.
  2. Động từ.

Bài 4 .Nhóm từ “đánh giày, đánh đàn, đánh cá” có quan hệ thế nào?

  1. Đó là từ nhiều nghĩa.
  2. Đó là từ đồng âm.
  3. Đó là từ đồng nghĩa.

Bài 5 .Dấu phẩy trong câu “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.” có tác dụng gì?

  1. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  2. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
  3. Ngăn cách các vế câu

Bài 6. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng, cẩn thận, siêng năng, nhanh nhảu, đoàn kết, khôn ngoan.

Bài 7: Phát hiện từ đồng âm và giải nghĩa các từ đồng âm trong các câu sau:

  1. a) Năm nay, em học lớp 5.
  2. b) Thấy bông hoa đẹp, nó vui mừng hoa chân múa tay rối rít.
  3. c) Cái giá sách này giá bao nhiêu tiền?
  4. d) Xe đang chở hàng tấn đường trên đường quốc lộ.

Bài 8: Chuyển các câu sau thành câu hỏi, câu cảm:

  1. Tú rất mê sách.
  2. Trời sáng.
  3. Đường lên dốc rất trơn.

Bài 9. Những câu sau đây, câu nào là câu ghép? Xác định TN, CN, VN trong mỗi câu:

  1. a) Ba em đi công tác về. Câu ………………
  2. b) Lớp trưởng hô nghiêm, cả lớp đứng dậy chào. Câu ……………
  3. c) Mặt trời mọc, sương tan dần. Câu ……………..
  4. d) Năm nay, em học lớp 5. Câu ………………

Bài 10: Nối mỗi câu ở cột A với nghĩa của từ ” đông ” ở cột B cho phù hợp.

A   B
1. Của không ngon nhà đông con cũng hết.   A. “đông” là một từ chỉ phương hướng, ngược với hướng tây.
2. Thịt để trong tủ lạnh đã đông lại rồi. B. ” đông” là trạng thái chất lỏng chuyển sang chất rắn.
3. Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy. C. ” đông ” là từ chỉ số lượng nhiều.
4. Đông qua xuân tới, cây lại nở hoa. D. “đông” chỉ một mùa trong năm, sau mùa thu.

 

ĐỀ 4:

Mừng sinh nhật bà

Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.

Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.

Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn …. Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.

Theo Cù Thị Phương Dung

 

Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?

  1. 7 bữa tiệc
  2. 6 bữa tiệc
  3. 5 bữa tiệc
  4. 4 bữa tiệc

Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?

  1. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.
  2. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.
  3. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
  4. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.

Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?

  1. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.
  2. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
  3. Viết thiếp mời giúp chị em.
  4. Làm giúp mấy chị em món bún chả.

Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?

  1. Vì hôm đó bà rất vui.
  2. Vì hôm đó các cháu rất vui.
  3. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.
  4. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.

Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?

  1. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.
  2. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.
  3. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
  4. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.

Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:

  1. Danh từ
  2. Động từ
  3. Tính từ
  4. Quan hệ từ

Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.

Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?

……………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐỀ 5:

 Bài 1: Câu nào dưới đây có từ in nghiêng mang nghĩa chuyển:

  1. Thức ăn phải được nấu chín.
  2. Một điều nhịn chínđiều lành.
  3. Suy nghĩ cho chínrồi hãy nói.

Bài 2: Từ “kỉ niệm” trong câu: “Những kỉ niệm thời thơ ấu tôi không bao giờ quên.” là:

  1. Danh từ. b. Động từ. c. Tính từ.

 

Bài 3: Dòng nào dưới đây gồm 2 từ đồng nghĩa với từ bền chắc:

  1. bền chí, bền vững. b. bền vững, bền chặt. c. bền bỉ, bền vững.

Bài 4: . Chủ ngữ trong câu ghép: “Cha của ông không rõ tên, mẹ là người họ Phạm.”

  1. Cha/ mẹ. b. Cha của ông/ mẹ là người. c. Cha của ông/ mẹ.

Bài 5: Dòng nào dưới đây các từ in nghiêng không phải từ đồng âm:

  1. Cánhrừng gỗ quý/ Cánh cửa hé mở.
  2. Hạt đỗnảy mầm/ Xe đỗdọc đường.
  3. Một giấc đẹp/ Rừng sai quả.

Bài 6: Tìm 2 từ trái nghĩa với các từ sau: hiền lành, an toàn, bình tĩnh, vui vẻ, trẻ măng

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 7: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:

  1. Hoa …… Hồng là đôi bạn thân.
  2. Thời gian đã hết ……………. Linh Trang vẫn chưa làm bài xong.
  3. Trăng quầng…………….hạn, trăng tán…………….mưa.
  4. Một vầng trăng tròn, to………… đỏ hồng hiện lên ….…… chân trời, sau rặng tre đen ……………. một ngôi làng xa.
  5. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi …………. người làng…… yêu thương tôi hết mực, ………… sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt………mảnh đất cọc cằn này.
  6. Những cái bút…………….tôi không còn mới…………………………….vẫn tốt.
  7. Hôm nay, thầy sẽ giảng……… phép chia số thập phân.

Bài 8: Đặt câu nói về  chủ đề về học tập có cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ sau:

  1. a) Nguyên nhân – kết quả:
  2. b) Điều kiện (giả thiết ) – kết quả:
  3. c) Tương phản:
  4. d) Tăng tiến:

Bài 9. Thay thế các danh từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp rồi chép lại câu văn sau khi đã thay:

  1. a) Cu Bôn đuổi theo con chuồn chuồn. Cuối cùng, cu Bôn chộp được con chuồn chuồn.
  2. b) Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước.

Bài 10. Chọn từ thích hợp nhất để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

  1. Dòng sông chảy ( hiền lành, hiền từ, hiền hòa ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
  2. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa (vàng hoe, vàng óng, vàng ối).

 

MÔN TOÁN.

ĐỀ 1:

Bài 1: Một hình thang có độ dài hai đáy là 11cm và 13cm, chiều cao là 10cm. Tính diện tích hình thang .

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 3: Biết độ dài hai đáy của một hình thang là 4/5 m và 6/5 m, chiều cao là 8/5 m. Tính diện tích hình thang .

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Bài 4: Một hình thang có độ dài hai đáy là 4,1dm và 5,9dm, chiều cao là 0,35m. Tính diện tích hình thang đó.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 5: Diện tích hình thang ABCD là:

  1. 1,53dm2
  2. 153 dm2
  3. 15,3dm2
  4. 1530dm2

Bài 6: Cho hình thang có tổng độ dài hai đáy là 5,8 m, diện tích là 14,5 m2. Tính chiều cao của hình thang đó.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 7: Một hình thang có diện tích là 78,4 m2, chiều cao là 14m. Hãy tính tổng độ dài hai đáy của hình thang .

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 8: Một hình tam giác có đáy 30cm, chiều cao 12cm. Một hình thang có diện tích bằng diện tích hình tam giác và có chiều cao bằng 10cm. Trung bình cộng độ dài hai đáy của hình thang đó là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 9: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 20m, đáy nhỏ bằng 4/5 đáy lớn và lớn hơn chiều cao là 10 m. Trung bình cứ 100 m2 thu hoạch được 60kg thóc. Thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………..

Bài 10: Một hình thang có đáy nhỏ 19cm và bằng 1/2 đáy lớn. Nếu mở rộng đáy lớn thêm 4,5cm thì diện tích tăng thêm 27 cm2. Vậy diện tích hình thang ban đầu là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐỀ 2:

Câu 1. Lớp 5A có 32 bạn, trong đó có 14 bạn nữ. Tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của lớp là bao nhiêu?:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Câu 2. Lớp 5A có 40 học sinh, trong đó có 24 học sinh nữ, còn lại là học sinh nam. Em hãy tính tỉ số phần trăm giữa học sinh nam và học sinh cả lớp .

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Câu 3. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng bằng 3/5 chiều dài. Người ta định xây nhà ở và chỗ để xe tổng cộng là 112,5m2. Phần còn lại dùng để làm vườn. Tính tỉ số phần trăm giữa diện tích để làm vườn và diện tích mảnh đất .

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Một kho chứa 4500 kg thóc. Người ta dùng 5% để ủng hộ người nghèo, 10% số thóc còn lại dùng làm quỹ khuyến học. Tỉ số phần trăm của số thóc đã dùng so với số thóc lúc đầu có trong kho là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 5: Một mảnh vườn hình vuông có cạnh dài 14 m. Người ta dành ra 35% diện tích mảnh vườn để trồng hoa. Hỏi diện tích trồng hoa là bao nhiêu mét vuông?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 6. Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều dài 30m, chiều rộng 17m. Người ta dành 20% diện tích đất để làm ao. Tính diện tích đất làm ao?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 7: Một cái xe đạp giá 2 000 000đ, nay hạ giá 15%. Hỏi giá cái xe đạp bây giờ là bao nhiêu?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

ĐỀ 3:

Bài 1: Tính

Bài 2: Tính giá trị của biểu thức

  1. 9,4 + m + ( 15,2 3 – 4,3 ) với m = 18,62

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

  1. n + 42,74 – ( 39,82 + 2,74 ) với n = 3,72

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Bài 3: Một mảnh đất hình thang có đáy lớn 15 m, đáy bé 12 m, chiều cao bằng trung bình cộng của đáy lớn và đáy bé. Trên mảnh đất đó, người ta đào một cái ao để nuôi cá, phần đất còn lại là 164,6 m2. Hỏi ao cá có diện tích bằng bao nhiêu ?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 4 : Tính bằng cách thuận tiện nhất:

  1. a) 2,3 x 4,5 + 2,3 x 2,5 + 7 x 7,7

b)0,1 : 3 + 0,2 : 3 + 0,3 : 3 + 0, 4 : 3 + 0,5 : 3

  1. c) 13,25 : 0,5 + 13,25 : 0,25 + 13,25 : 0,125 – 13,25 : 0,25

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

ĐỀ 4:

Bài 1: Tính:

91,54 + 3,135              457,52 – 89                      5,16 x 41               482,58 : 35

 

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Bài 2: Trong phép chia bên, số dư là: 85,19 36

 

  1. 23
  2. 0,23
  3. 0,023
  4. 0,0023

Bài 3: a) 4 km2 8 hm2= ..……………. km2

b)36 m2 5dm2 =…………….m2

  1. 2 tấn 17 yến =…………………….tạ
  2. 0,52 tấn = …………… kg
  3. 276,5m2= …………ha
  4. 247,5kg= ………… tạ
  5. 357,8m2= ………… dam2

 

Bài 4: Cho tam giác ABC có độ dài đáy 16 cm, diện tích tam giác là 200 cm2. Tính chiều cao của hình tam giác đó?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 5: Tính diện tích hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 3/4 m và 5/6m ; chiều cao 2/3m . ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 6: Một người đi xe máy trong 3 giờ đầu, mỗi giờ đi được 40,5 km; trong 2 giờ sau, mỗi giờ đi được 40 km. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

Bài 7: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn là 28m, đáy bé 18m và chiều cao hơn đáy bé 7m. Người ta cấy lúa trên thửa ruộng đó, cứ 100m2 thu hoạch được 62 kg thóc. Tính số ki-lô-gam thóc thu được trên thửa ruộng đó?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 8: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

  1. a) 0,9 x 95 + 1,8 x 2 + 0,9 b) 7,15 : 0,5 + 7,15 x 9 – 7,15

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 9: Tìm x

  1. a) x : 0,26 = 13,99 + 3,41  b) x + 18,7 = 50,5 : 2,5

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. c) 53,2 : (x – 3,5) + 45,8 = 99

…………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 10. Một đơn vị chuẩn bị đủ gạo cho 750 người ăn trong 40 ngày. Nhưng có thêm một số người đến nên chỉ ăn trong 25 ngày. Hỏi số người đến thêm là bao nhiêu?

…………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 

 

 

ĐỀ 5:

Bµi 1 : TÝnh :

  1. a) 1 – ( )               b)                           c)                     d)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bµi 2 : Tính giá trị của biểu thức:

a)15,3 : ( 1 + 0,25 x 16 )                                 c)40,28 – 22,5 : 12,5 + 1,7

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. b) 1,6 x 1,1 + 1,8 : 4 d) 18,05  – 10,5 : 3 + 5,704

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bµi 3 : Tính nhẩm

a)112,4 x 10

b)112,4 x 0,1

c)68,3 x 100

d)68,3 x 0,01

d)4,351 x 1000

e)4,351 x 0,001

Bài 4:Một hình tròn có đường kính là 7cm. Tính chu vi và diện tích hình tròn.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bµi 5:  a)Tính đường kính hình tròn có chu vi là  2,826m.

b)Tính bán kính hình tròn có chu vi là  26,376m.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài 6.  Một hình vuông có chu vi 10dm và có diện tích bằng diện tích của một hình tam giác có chiều cao 5dm. Tính độ dài cạnh đáy của hình tam giác đó.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………